Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là văn bằng bảo vệ quyền sở hữu của các cá nhân, tổ chức đối với nhãn hiệu. Ngoài ra, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu còn mang đến nhiều lợi ích cho hình ảnh của doanh nghiệp, hạn chế các hành vi sai trái như đạo nhái, làm hàng giả,…
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì?
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là văn bằng pháp lý duy nhất chứng minh quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu trong phạm vi được quy định bởi pháp luật Việt Nam. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp.
Việc đăng ký chứng nhận nhãn hiệu là biện pháp bảo vệ nhãn hiệu về mặt pháp lý, giúp hạn chế và ngăn chặn các hành vi sai trái như làm hàng giả, hàng kém chất lượng. Ngoài ra, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu còn dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức với nhau. Loại văn bằng này sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu, khẳng định vị thế và tạo sự tin tưởng trong lòng khách hàng.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực khi nào?
Khi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam thông qua, các bạn sẽ được cấp văn bằng bảo hộ. Văn bằng này sẽ có hiệu lực 10 năm, kể từ ngày nộp đơn.
06 tháng cuối khi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu gần hết hiệu lực, các bạn cũng có thể gia hạn thêm thời gian bảo hộ. Nếu gia hạn trễ hơn, trong vòng 06 tháng từ ngày giấy hết hiệu lực thì khi gia hạn, thì mỗi tháng muộn các bạn cần phải nộp thêm 10% lệ phí.
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ bao gồm các nội dung như:
- Số giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
- Tên, địa chỉ của chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
- Số đơn.
- Ngày nộp đơn.
- Số, ngày quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
- Hiệu lực của giấy chứng nhận.
- Mẫu, màu, loại nhãn hiệu.
- Danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Thông tin gia hạn, sửa đổi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (nếu có).
Hướng dẫn đăng ký giấy chứng nhận nhãn hiệu
Các bạn có thể thực hiện theo các bước sau để đăng ký giấy chứng nhận nhãn hiệu:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận nhãn hiệu sẽ bao gồm:
- 02 bản tờ khai đăng ký nhãn hiệu.
- 07 mẫu nhãn hiệu 8×8 cm.
- Phí và lệ phí hoặc bản sao chứng minh đã nộp (nếu nộp qua Bưu chính hoặc chuyển vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam).
Bước 2: Điền tờ khai
Bước 3: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
- Nộp đơn trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam: Nhà A, 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Nộp đơn tại văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam: 17-19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh hoặc số 26 Nguyễn Chí Thanh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
- Nộp qua bưu điện.
- Nộp trực tuyến.
Cách thức gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Để gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, các bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
- Tờ khai yêu cầu gia hạn.
- Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
- Giấy ủy quyền (nếu đại diện khác đi nộp đơn).
- Bản sao các chứng từ khác hợp lệ.
Bước 2: Nộp hồ sơ và lệ phí
Nộp hồ sơ và lệ phí tại trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc nộp thông qua văn phòng đại diện.
Bước 3: Đợi kết quả
Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ gia hạn và thông báo về kết quả.
Tra cứu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ở đâu
Để tra cứu thông tin sở hữu doanh nghiệp, các bạn có thể tham khảo các công cụ sau:
- Các dữ liệu điều tra trực tiếp tại Internet.
- Các bảng phân loại.
- Các bảng tra theo từ khóa.
- Công báo Sở hữu công nghiệp.
- Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
Tra cứu chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là một bước quan trọng mà các cá nhân, tổ chức cần phải thực hiện khi lên ý tưởng cho nhãn hiệu và đăng ký bảo hộ. Việc tra cứu sẽ giúp các bạn tránh được tình trạng nhầm lẫn, trùng lặp với các nhãn hiệu khác. Nhờ vậy, các bạn cũng có thể tự đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu của mình.
Nếu tra cứu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại trang web, các bạn có thể thực hiện như sau:
Bước 1: Truy cập website: http://iplib.noip.gov.vn/
Bước 2: Chọn trường:
- Nhấn vào mục “Nhãn hiệu” nếu muốn tra cứu nhãn hiệu.
- Nhấn vào mục “Nhóm SP/DV” nếu muốn tra cứu nhóm sản phẩm, dịch vụ mà bạn có ý định đăng ký.
- Nhấn vào mục “Phân loại hình” nếu muốn tìm kiếm theo mã hình.
- Nhấn vào mục “Tên sản phẩm/ dịch vụ” nếu muốn tìm kiếm theo tên sản phẩm, dịch vụ và chưa biết sản phẩm của mình thuộc nhóm nào.
Bước 3: Nhập thông tin vào các trường.
Dịch vụ đăng ký giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nhanh nhất
Luật Tây Bắc là đơn vị hỗ trợ đăng ký dịch vụ nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm chi phí. Có rất nhiều khó khăn và rắc rối có thể gặp phải nếu bạn tự đăng ký:
- Nhãn hiệu bạn dự định đăng ký tương đồng với 1 nhãn hiệu khác đã được cấp phép.
- Hồ sơ thiếu thông tin hoặc điền sai thông tin.
- Đến sai cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
- Gặp khó khăn trong mô tả nhận diện của nhãn hiệu.
- Tốn nhiều thời gian cho quá trình chờ đợi, nhận giấy phép do có thể phải bổ sung thông tin vì những lý do trên.
Cũng vì vậy, chọn đăng ký nhãn hiệu tại Luật Tây Bắc là giải pháp tốt nhất cho cá nhân và tổ chức. Chúng tôi giúp bạn tra cứu thông tin, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ chi tiết, giúp bạn tiết kiệm thời gian & công sức cho quá trình này.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là loại văn bằng pháp lý quan trọng, bảo vệ quyền lợi của các cá nhân, doanh nghiệp đăng ký. Đăng ký nhãn hiệu sẽ là phương pháp bảo vệ quyền sở hữu của doanh nghiệp. Đồng thời, văn bằng này cũng giúp hạn chế tình trạng đạo nhái, làm hàng giả trên thị trường.
Cập nhật các thông tin về pháp luật là công việc quan trọng mà các cá nhân, tổ chức kinh doanh cần phải thực hiện. Hãy theo dõi Luật Tây Bắc để được hướng dẫn và cập nhật các thông tin pháp luật mới nhất!
Luật sư Nguyễn Anh Văn là chuyên gia pháp lý có trình độ cao với kinh nghiệm 15 năm trong nghành. Với kiến thức chuyên sâu và sự thành công trong nhiều dự án khác nhau, ông là người đồng hành đáng tin cậy cho mọi vấn đề pháp lý của bạn.
Thông Tin Cá Nhân:
Họ và Tên: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Trình Độ Học Vấn: Thạc sĩ Luật, Trường Đại học Luật Hà Nội
Kinh Nghiệm Làm Việc:
Thời Gian Làm Việc: Hơn 15 năm tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý.
Đoàn Luật Sư: Thành viên của Đoàn Luật sư Hà Nội.
Lĩnh Vực Chuyên Môn:
Tư Vấn Pháp Luật: Chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực, bao gồm:
Đất Đai: Tư vấn và đại diện pháp lý cho các vấn đề liên quan đến đất đai.
Hôn Nhân: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật cho các trường hợp liên quan đến hôn nhân và gia đình.
Doanh Nghiệp: Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với kiến thức sâu rộng về lĩnh vực này.
Đầu Tư: Tư vấn pháp luật cho các vấn đề đầu tư và kinh doanh.
Dân Sự: Đại diện pháp lý cho các vụ án dân sự.
Hình Sự: Nắm vững kiến thức và kỹ năng pháp lý trong lĩnh vực hình sự.
Sở Hữu Trí Tuệ: Tư vấn về quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
Dự Án Liên Quan:
Dự Án Tư Vấn Pháp Luật Đất Đai: Tham gia trong nhiều dự án tư vấn và đại diện pháp lý cho các vấn đề đất đai phức tạp.
Dự Án Hỗ Trợ Doanh Nghiệp: Được giao trách nhiệm trong việc cung cấp hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp vừa và lớn.
Dự Án Giải Quyết Tranh Chấp Hôn Nhân: Tham gia trong quá trình giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình, đảm bảo quyền lợi của khách hàng.