Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một loại giấy chứng nhận quan trọng nhằm đảm bảo uy tín của các đơn vị kinh doanh ẩm thực. Ngoài ra, giấy chứng nhận VSATTP còn là cơ sở để các đơn vị có thẩm quyền có thể quản lý chất lượng của thực phẩm của các doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những loại giấy phép do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thường được dùng cho các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể hoặc cơ sở chế biến thực phẩm. Việc xin giấy chứng nhận này là một bước quan trọng trong quy trình kinh doanh thực phẩm.
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm còn được biết đến với các tên gọi như giấy vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Loại giấy này sẽ chứng nhận các cơ sở được cấp đã tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh và an toàn thực phẩm.
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ đảm bảo sự an toàn vệ sinh thực phẩm, mà còn giúp nhà nước quản lý chất lượng thực phẩm dễ dàng hơn. Các cơ quan liên quan sẽ có thể can thiệp kịp thời nếu có vấn đề gì xảy ra với chất lượng của thực phẩm.
Những đơn vị cần giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 12, Nghị định 15/2018/NĐ-CP trong Luật An toàn thực phẩm thì các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm phải cần có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, nếu thuộc một trong số các trường hợp sau đây thì các bạn không cần phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Hộ kinh doanh là các xưởng sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.
- Kinh doanh thực phẩm nhưng không có địa điểm cụ thể, cố định.
- Các cơ sở sơ chế nhỏ lẻ.
- Buôn bán các mặt hàng gói sẵn.
- Sản xuất, buôn bán dụng cụ, vật liệu, bao gói thực phẩm.
- Nhà hàng trong các khách sạn.
- Những bếp ăn tập thể.
- Các cá nhân, tập thể buôn bán thức ăn đường phố.
- Các cơ sở đã được cấp một trong những loại giấy chứng nhận tương đương và còn hiệu lực như: Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO, Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn,…
Điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn nhận được sự quan tâm của khách hàng khi sử dụng dịch vụ ăn uống. Chất lượng của thực phẩm không chỉ ảnh hưởng đến khẩu vị mà nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng. Chính vì vậy, để nhận được giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, các cơ sở kinh doanh phải đảm bảo được nhiều điều kiện.
Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, các cơ sở chế biến thức ăn
Các cơ sở chế biến thức ăn và kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Khu bếp được bố trí hợp vệ sinh, đảm bảo không trộn lẫn giữa thực phẩm chưa được chế biến và thực phẩm đã chế biến xong.
- Nhà ăn phải thoáng mát, đủ ánh sáng, được vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ; có biện pháp phòng chống côn trùng gây hại.
- Có đủ nước đạt quy chuẩn an toàn vệ sinh để phục vụ cho quá trình chế biến thực phẩm và kinh doanh.
- Các dụng cụ thu gom, chứa rác thải phải đảm bảo vệ sinh.
- Các khu vực cống rãnh phải thông thoáng, thoát nước tốt, không gây ứ đọng.
- Trang bị đầy đủ thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, khu vực rửa tay và thu dọn chất thải hàng ngày.
- Có đủ giấy phép đăng ký kinh doanh thực phẩm.
Đối với các tổ chức kinh doanh, sản xuất thực phẩm
- Địa điểm sản xuất với diện tích phù hợp, cách xa các nguồn gây bệnh độc hại.
- Có đủ nước đạt quy chuẩn an toàn vệ sinh để phục vụ cho quá trình chế biến thực phẩm và kinh doanh.
- Được trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết trong quá trình sản xuất và kinh doanh: nước sát trùng, thiết bị phòng chống côn trùng, các phương tiện rửa và khử trùng thiết bị, thiết bị xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển phù hợp.
- Được trang bị đầy đủ hệ thống xử lý chất thải theo đúng quy định về bảo vệ môi trường.
- Bảo quản thực phẩm đúng cách và giữ lại hồ sơ về nguồn gốc của các nguyên liệu.
- Tuân thủ các quy định về sản xuất và kinh doanh thực phẩm.
- Có đủ giấy phép đăng ký kinh doanh thực phẩm.
Quy trình xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Để xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, các bạn cần chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ về các cơ quan có thẩm quyền phù hợp.
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Căn cứ vào quy định Điều 36, Luật An toàn thực phẩm 2010 thì các bạn cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ gồm những giấy tờ sau trước xin nộp lên cơ quan:
- Bản sao hợp lệ của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Bản thuyết minh về trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Giấy xác nhận của người trực tiếp sản xuất và chủ doanh nghiệp chứng nhận đã trải qua tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giấy xác nhận sức khỏe của người trực tiếp sản xuất và chủ doanh nghiệp được cấp bởi cơ sở y tế cấp huyện trở lên.
Quy trình xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- Bước 1: Nộp bộ hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền phù hợp.
- Bước 2: Các cơ quan tiếp nhận và bắt đầu rà soát hồ sơ. Nếu hồ sơ sai sót thì các cơ quan sẽ báo lại với người làm đơn trong vòng 5 ngày kể từ ngày làm việc. Nếu quá 30 ngày mà người làm đơn vẫn chưa chỉnh sửa theo yêu cầu thì đơn xin cấp giấy chứng nhận sẽ bị hủy bỏ.
- Bước 3: Đến các doanh nghiệp để kiểm tra trực tiếp.Trong khoảng 15 ngày làm việc tính ngày từ tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, các cơ quan có nhiệm vụ cử người trực tiếp kiểm tra vấn đề vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa đủ điều kiện để cấp chứng nhận thì các cơ quan sẽ gia hạn 30 ngày để khắc phục.
- Bước 4: Nếu doanh nghiệp đã đủ điều kiện thì sẽ được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trong 05 ngày làm việc tiếp theo.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Dựa theo quy định tại Điều 35 Luật An toàn thực phẩm 2010, các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là Bộ trưởng Bộ Y Tế, Bộ trường Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương. Với các ngành nghề khác nhau thì cơ quan cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cũng sẽ khác nhau.
Dịch vụ làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trọn gói 2024
Để có thể tiết kiệm thời gian, chi phí và chắc chắn nhận được giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, các bạn có thể tham khảo dịch vụ làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Taybaclaw.
Với dịch vụ làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trọn gói, các bạn sẽ được tư vấn rõ ràng về loại giấy này, cũng như cách thức chuẩn bị hồ sơ. Đặc biệt, thời hạn nhận giấy chứng nhận khi sử dụng dịch vụ cũng được rút ngắn hơn, chỉ từ 15 – 20 ngày làm việc. Taybaclaw sẽ là đối tác đồng hành uy tín trong quá trình xin cấp giấy chứng nhận VSATTP.
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là loại chứng nhận quan trọng trong kinh doanh thực phẩm. Với dịch vụ làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trọn gói, các bạn có thể rút ngắn thời gian nhận giấy và đảm bảo thành công khi xin cấp giấy hơn.
Luật sư Nguyễn Anh Văn là chuyên gia pháp lý có trình độ cao với kinh nghiệm 15 năm trong nghành. Với kiến thức chuyên sâu và sự thành công trong nhiều dự án khác nhau, ông là người đồng hành đáng tin cậy cho mọi vấn đề pháp lý của bạn.
Thông Tin Cá Nhân:
Họ và Tên: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Trình Độ Học Vấn: Thạc sĩ Luật, Trường Đại học Luật Hà Nội
Kinh Nghiệm Làm Việc:
Thời Gian Làm Việc: Hơn 15 năm tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý.
Đoàn Luật Sư: Thành viên của Đoàn Luật sư Hà Nội.
Lĩnh Vực Chuyên Môn:
Tư Vấn Pháp Luật: Chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực, bao gồm:
Đất Đai: Tư vấn và đại diện pháp lý cho các vấn đề liên quan đến đất đai.
Hôn Nhân: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật cho các trường hợp liên quan đến hôn nhân và gia đình.
Doanh Nghiệp: Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với kiến thức sâu rộng về lĩnh vực này.
Đầu Tư: Tư vấn pháp luật cho các vấn đề đầu tư và kinh doanh.
Dân Sự: Đại diện pháp lý cho các vụ án dân sự.
Hình Sự: Nắm vững kiến thức và kỹ năng pháp lý trong lĩnh vực hình sự.
Sở Hữu Trí Tuệ: Tư vấn về quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
Dự Án Liên Quan:
Dự Án Tư Vấn Pháp Luật Đất Đai: Tham gia trong nhiều dự án tư vấn và đại diện pháp lý cho các vấn đề đất đai phức tạp.
Dự Án Hỗ Trợ Doanh Nghiệp: Được giao trách nhiệm trong việc cung cấp hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp vừa và lớn.
Dự Án Giải Quyết Tranh Chấp Hôn Nhân: Tham gia trong quá trình giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình, đảm bảo quyền lợi của khách hàng.