Đăng ký nhãn hiệu là một trong những việc cần thiết của doanh nghiệp khi tham gia các hoạt động thương mại. Vậy bài viết sau đây sẽ giúp doanh nghiệp tìm hiểu về các thủ tục và dịch đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội nhanh chóng và đơn giản.
Khái niệm về nhãn hiệu của doanh nghiệp
Theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Có 3 loại nhãn hiệu cụ thể được quy định bao gồm: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu nổi tiếng.
Nguyên nhân tại sao nên đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội
Việc đăng ký nhãn hiệu được xem là công việc quan trọng để xác định quyền sở hữu hợp pháp của một doanh nghiệp đối với nhãn hiệu. Nhờ vậy được bảo hộ nhãn hiệu tại Hà Nội. Ngoài ra, có thể ngăn chặn bị sao chép hoặc nhái lại thương hiệu, và giúp cho doanh nghiệp có thương hiệu riêng trên thị trường hiện nay.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Lựa chọn và phân nhóm đăng ký
Việc lựa chọn và phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu là căn cứ để tính phí đăng ký thương hiệu độc quyền.
Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn
Doanh nghiệp cần tra cứu nhãn hiệu trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký lên Cục sở hữu trí tuệ. Việc tiến hành tra cứu nhãn hiệu nhằm để xem xét nhãn hiệu của doanh nghiệp có bị trùng lặp hay có điểm tương đồng với các nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó. Khi việc kiểm tra đã hoàn tất, doanh nghiệp có thể chuẩn bị hồ sơ để nộp đơn đăng ký.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Doanh nghiệp chuẩn bị đủ hồ sơ giấy tờ yêu cầu khi đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội theo mục bên dưới.
Bước 4: Nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ
Hiện nay, pháp luật quy định có hai hình thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu:
- Hình thức nộp đơn giấy: Tổ chức, cá nhân nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu điện đến trụ sở văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội (số 384 – 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội).
Đối với trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, doanh nghiệp cần lưu ý chuyển tiền qua dịch vụ bưu điện. Sau đó photo giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm hồ sơ đơn đến trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ.
- Hình thức nộp đơn online: Tổ chức, cá nhân nộp đơn qua Cổng thông tin trực tuyến http://www.noip.gov.vn/.
Bước 5: Thẩm định đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ
Đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được thẩm định qua các giai đoạn bao gồm:
- Thẩm định hình thức
- Công bố đơn trên công báo điện tử
- Thẩm định nội dung đơn đăng ký
- Ra thông báo chấp nhận hoặc từ chối đơn đăng ký
Bước 6: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Đối với trường hợp đơn đăng ký đáp ứng yêu cầu, Cục sở hữu trí tuệ sẽ gửi thông báo và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu đơn đăng ký không đáp ứng yêu cầu, Cục sẽ gửi thông báo từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký và sẽ nêu lý do từ chối trong thư thông báo.
Hồ sơ đăng ký thương hiệu tại Hà Nội
Doanh nghiệp cần chuẩn bị đúng và đủ hồ sơ đăng ký thương hiệu bao gồm:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo Phụ lục A – mẫu 04-NH quy định tại Thông tư 16/2016/TT-BKHCN; Mẫu đơn đăng ký.
- 05 mẫu nhãn hiệu giống nhau kích thước 80mm x 80mm (nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đăng ký về kích thước và màu sắc)
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ Hà Nội).
>>> Xem thêm: chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền
Thời gian đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội
Thời gian giải quyết đơn đăng ký bản quyền thương hiệu tại Hà Nội sẽ kéo dài từ 10 – 12 tháng kể từ ngày nộp đơn theo trình tự sau:
- Thẩm định hình thức: 01 tháng.
- Công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
- Thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Tuy nhiên, trên thực tế thời gian có thể sẽ kéo dài hơn tùy vào quá trình thẩm định nội dung.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội – Luật Tây Bắc
Để quá trình đăng ký nhãn hiệu được triển khai nhanh chóng, quý doanh nghiệp có thể ủy quyền cho Luật Tây Bắc để được hỗ trợ chuẩn xác. Chúng tôi cam kết luôn đem đến cho quý khách hàng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội chất lượng nhất.
Kết luận
Nội dung bài viết trên dựa trên quy định của phát luật về đăng ký nhãn hiệu hiện nay. Hy vọng giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thủ tục và hồ sơ khi đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội. Nếu còn thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Luật Tây Bắc để được tư vấn chi tiết hơn.
Luật sư Nguyễn Anh Văn là chuyên gia pháp lý có trình độ cao với kinh nghiệm 15 năm trong nghành. Với kiến thức chuyên sâu và sự thành công trong nhiều dự án khác nhau, ông là người đồng hành đáng tin cậy cho mọi vấn đề pháp lý của bạn.
Thông Tin Cá Nhân:
Họ và Tên: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Trình Độ Học Vấn: Thạc sĩ Luật, Trường Đại học Luật Hà Nội
Kinh Nghiệm Làm Việc:
Thời Gian Làm Việc: Hơn 15 năm tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý.
Đoàn Luật Sư: Thành viên của Đoàn Luật sư Hà Nội.
Lĩnh Vực Chuyên Môn:
Tư Vấn Pháp Luật: Chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực, bao gồm:
Đất Đai: Tư vấn và đại diện pháp lý cho các vấn đề liên quan đến đất đai.
Hôn Nhân: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật cho các trường hợp liên quan đến hôn nhân và gia đình.
Doanh Nghiệp: Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với kiến thức sâu rộng về lĩnh vực này.
Đầu Tư: Tư vấn pháp luật cho các vấn đề đầu tư và kinh doanh.
Dân Sự: Đại diện pháp lý cho các vụ án dân sự.
Hình Sự: Nắm vững kiến thức và kỹ năng pháp lý trong lĩnh vực hình sự.
Sở Hữu Trí Tuệ: Tư vấn về quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
Dự Án Liên Quan:
Dự Án Tư Vấn Pháp Luật Đất Đai: Tham gia trong nhiều dự án tư vấn và đại diện pháp lý cho các vấn đề đất đai phức tạp.
Dự Án Hỗ Trợ Doanh Nghiệp: Được giao trách nhiệm trong việc cung cấp hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp vừa và lớn.
Dự Án Giải Quyết Tranh Chấp Hôn Nhân: Tham gia trong quá trình giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình, đảm bảo quyền lợi của khách hàng.