Đăng ký nhãn hiệu là quy trình cần thực hiện để tổ chức, cá nhân bảo vệ quyền lợi liên quan đến sở hữu trí tuệ đối với hình ảnh thương hiệu. Đây là bước quan trọng cần ghi nhớ trong quá trình kinh doanh, sản xuất và các hoạt động khác.
Đăng ký nhãn hiệu là gì?
Luật Sở hữu trí tuệ không cung cấp định nghĩa chính xác về việc đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, các bạn có thể hiểu đăng ký nhãn hiệu là một quy trình quan trọng mà các cá nhân, tổ chức cần phải thực hiện để có thể xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình.
Căn cứ vào khoản 3, điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu để xác lập quyền này.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được xem là quyền của các cá nhân, tổ chức. Việc đăng ký này cũng là điều kiện cần và đủ để đưa nhãn hiệu vào thị trường, giúp các doanh nghiệp có thể sử dụng độc quyền nhãn hiệu. Nhờ vậy mà các doanh nghiệp có thể ngăn chặn được các hành vi xâm phạm thương hiệu trái phép.
Các loại nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam
Hiện nay, nhãn hiệu được chia thành 2 loại chính là nhãn hiệu dùng cho hàng hóa và nhãn hiệu dùng cho dịch vụ. Dựa vào 2 loại nhãn hiệu chính này, chúng ta sẽ có các nhãn hiệu cụ thể như:
1/ Nhãn hiệu thông thường
Nhãn hiệu thông thường là một dạng nhãn hiệu phổ biến trên thị trường. Nhãn hiệu thông thường có chức năng phân biệt giữa sản phẩm, dịch vụ của các tổ chức khác nhau. Nhãn hiệu thông thường thường được thể hiện bằng nhiều hình thức như: từ ngữ, hình ảnh, màu sắc,… Nhãn hiệu thông thường là cơ sở quan trọng cho sự hình thành của các loại nhãn hiệu khác nhau. Đồng thời, nhãn hiệu này là phương tiện hiệu quả để xây dựng nhận thức và lòng tin từ phía người tiêu dùng.
2/ Nhãn hiệu tập thể
Căn cứ vào khoản 17, điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu tập thể có thể được hiểu là loại nhãn hiệu được sử dụng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ khi chủ sở hữu là các thành viên trong tổ chức.
3/ Nhãn hiệu chứng nhận
Căn cứ vào khoản 18, điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu chứng nhận được hiểu là nhãn hiệu mà chủ sở hữu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa và dịch vụ của họ để chứng nhận các đặc tính liên quan đến xuất xứ, nguyên liệu, quy trình sản xuất, các thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn,…
4/ Nhãn hiệu liên kết
Là các nhãn hiệu dùng cho các sản phẩm, dịch vụ giống nhau, tương tự nhau hoặc có liên quan tới nhau; do cùng một chủ thể đăng ký hoặc trùng, tương tự nhau.
Nhãn hiệu nổi tiếng: Là các nhãn hiệu đã có danh tiếng trong thị trường. Ví dụ, TH True Milk chính là nhãn hiệu nổi tiếng.
Quy định về quyền đăng ký thương hiệu sản phẩm
Các cá nhân, tổ chức đáp ứng các điều kiện sau thì có thể đăng ký nhãn hiệu:
- Các cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký nhãn hiệu đối với hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ cho mình cung cấp.
- Các cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký nhãn hiệu đối với sản phẩm mà mình đưa ra thị trường, do người khác sản xuất. Với điều kiện, người sản xuất phải đồng ý và người sản xuất không đăng ký thương hiệu sản phẩm của họ.
- Các tập thể hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu đối với hàng hóa, dịch vụ có dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý. Đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý, đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý, đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Trong trường hợp hai hoặc nhiều tổ chức muốn đăng ký sở hữu cùng một nhãn hiệu thì nhãn hiệu đó phải nhân danh của tất cả chủ sở hữu; hoặc các sản phẩm, dịch vụ có nhãn hiệu đó phải do tất cả chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh.
Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ
Để tiến hành nộp hồ sơ về Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, các cá nhân, tổ chức cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/ nhãn hiệu chứng nhận.
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu.
- Nếu nhãn hiệu mang tính chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, nhãn hiệu tập thể/ chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương thì cần phải có bản đồ khu vực địa lý.
- Nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương thì cần có văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu.
- Bản sao chứng minh nộp lệ phí (nếu nộp phí thông qua dịch vụ bưu chính hoặc chuyển vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
- Giấy ủy quyền (nếu có đại diện nộp đơn).
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (nếu người nộp đơn hưởng quyền đăng ký từ người khác).
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu.
- Mẫu nhãn hiệu (kích thước 80×80 mm) và danh mục các hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên thì cần phải có tài liệu chứng minh quyền ưu tiên.
Thủ tục đăng ký thương hiệu
Đăng ký thương hiệu là thủ tục hành chính được pháp luật quy định trình tự rõ ràng. Các bước thực hiện được hướng dẫn như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ và lệ phí tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Các cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ và lựa chọn một trong các hình thức sau để nộp hồ sơ và lệ phí:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Văn phòng đại diện cho Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc thành phố Đà Nẵng.
- Gửi hồ sơ qua đường bưu điện để nộp về Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Văn phòng đại diện cho Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
- Nộp hồ sơ trực tuyến.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét hình thức đơn xem có hợp lệ hay không. Nếu hồ sơ không hợp lệ, các bạn sẽ có 2 tháng để chỉnh sửa hồ sơ.
Thời gian thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu thường kéo dài từ 1 tháng đến 2 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Bước 3: Công bố đơn
Sau quá trình xác định đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ công bố đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
Dựa vào điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng được đề cập trong đơn. Sau quá trình đánh giá, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xác định được phạm vi bảo hộ tương ứng.
Thời gian cho quy trình thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ kéo dài từ 9 tháng đến 12 tháng.
Bước 5: Ra quyết định cấp/ từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận tại Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp khi: hồ sơ đăng ký hợp lệ, đối tượng trong đơn đáp ứng đủ điều kiện bảo hộ, đóng đủ lệ phí đúng thời hạn.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu nhanh chóng, hiệu quả tại Luật Tây Bắc
Luật Tây Bắc là văn phòng luật cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hỗ trợ khách hàng trong thời gian ngắn nhất. Có thể nói, quá trình, thủ tục thực hiện yêu cầu này tốn rất nhiều thời gian và công sức. Không chỉ vậy, những khó khăn bạn có thể gặp phải gồm:
- Không chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thông tin cần điền dẫn đến hồ sơ bị trả về và phải tiếp tục chờ đợi trong những lần bổ sung tiếp theo.
- Sai xót trong mô tả nhãn hiệu và đăng ký quyền sở hữu không đúng loại nhãn hiệu theo quy định của pháp luật.
- Không biết chính xác cơ quan có thẩm quyền có chức năng phê duyệt và cấp giấy phép liên quan.
Ngoài ra, bạn cũng cần được kiểm tra nhãn hiệu của đơn vị mình có trùng lặp với các nhãn hiệu khác đã được đăng ký hay không. Tất cả các bước trên được Luật Tây Bắc với đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ thực hiện nhanh chóng.
Bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ toàn diện, trọn gói. Đồng thời, trong quá trình nộp hồ sơ, chúng tôi sẽ liên tục theo dõi, kiểm tra thông tin và phản hồi từ cơ quan chức năng để bạn nắm chi tiết các bước tiến hành của cơ quan có thẩm quyền.
Đăng ký nhãn hiệu là một quy trình quan trọng để các cá nhân, doanh nghiệp có thể bảo vệ thương hiệu của mình. Thủ tục và quy trình đăng ký nhãn hiệu không quá phức tạp. Tuy nhiên, các bạn cũng có thể tham khảo các dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại các cơ sở uy tín để tiết kiệm thời gian và công sức.
Hãy cùng theo dõi Luật Tây Bắc để được cập nhật những kiến thức thông dụng về luật.
Luật sư Nguyễn Anh Văn là chuyên gia pháp lý có trình độ cao với kinh nghiệm 15 năm trong nghành. Với kiến thức chuyên sâu và sự thành công trong nhiều dự án khác nhau, ông là người đồng hành đáng tin cậy cho mọi vấn đề pháp lý của bạn.
Thông Tin Cá Nhân:
Họ và Tên: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Trình Độ Học Vấn: Thạc sĩ Luật, Trường Đại học Luật Hà Nội
Kinh Nghiệm Làm Việc:
Thời Gian Làm Việc: Hơn 15 năm tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý.
Đoàn Luật Sư: Thành viên của Đoàn Luật sư Hà Nội.
Lĩnh Vực Chuyên Môn:
Tư Vấn Pháp Luật: Chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực, bao gồm:
Đất Đai: Tư vấn và đại diện pháp lý cho các vấn đề liên quan đến đất đai.
Hôn Nhân: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật cho các trường hợp liên quan đến hôn nhân và gia đình.
Doanh Nghiệp: Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với kiến thức sâu rộng về lĩnh vực này.
Đầu Tư: Tư vấn pháp luật cho các vấn đề đầu tư và kinh doanh.
Dân Sự: Đại diện pháp lý cho các vụ án dân sự.
Hình Sự: Nắm vững kiến thức và kỹ năng pháp lý trong lĩnh vực hình sự.
Sở Hữu Trí Tuệ: Tư vấn về quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
Dự Án Liên Quan:
Dự Án Tư Vấn Pháp Luật Đất Đai: Tham gia trong nhiều dự án tư vấn và đại diện pháp lý cho các vấn đề đất đai phức tạp.
Dự Án Hỗ Trợ Doanh Nghiệp: Được giao trách nhiệm trong việc cung cấp hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp vừa và lớn.
Dự Án Giải Quyết Tranh Chấp Hôn Nhân: Tham gia trong quá trình giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình, đảm bảo quyền lợi của khách hàng.