Trong quá trình đăng ký kinh doanh, việc thay đổi ý định, nội dung đăng ký kinh doanh dẫn đến việc hủy hồ sơ đăng ký kinh doanh là là việc hiếm khi xảy ra. Nhưng khi xảy ra vấn đề này, doanh nghiệp cần làm gì để hủy hồ sơ đăng ký kinh doanh? Mời các bạn cùng Mở Công Ty VN tìm hiều về cách dừng thực iện thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua nội dung bài viết sau đây.
Căn cứ pháp lý của việc dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Việc dừng thủ tục đăng ký kinh doanh sẽ được căn cứ vào khoản 5 điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thể dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chưa được chấp thuận trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã nộp hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét, ra thông báo về việc dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp và hủy hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị”
Các trường hợp được chấp thuận hủy hồ sơ đăng ký kinh doanh
Căn cứ văn bản pháp lý bên trên, việc dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp sẽ được thực hiện khi ở trong 2 trường hợp sau đây:
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh đã nộp nhưng chưa có kết quả (chấp thuận/bổ sung hồ sơ) từ sở KH-ĐT
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh đã nộp nhưng chưa hợp lệ, đang trong thời gian bổ sung hồ sơ
Thủ tục hủy hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng và hồ sơ nộp trực tiếp
Việc thực hiện thủ tục hủy hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng cũng tương tự với việc nộp các bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp khác. Cụ thể sẽ bao gồm:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp sẽ bao gồm:
- Phụ lục II-5 – Giấy đề nghị dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (Bạn có thể tải về tại đây)
- Giấy ủy quyền nếu người nộp hồ sơ không phải là đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
Lưu ý: Khi điền giấy đề nghị dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, bạn cần khai báo chính xác số biên nhận, ngày biên nhận và loại nội dung đăng ký/thông báo cần thực hiện thủ tục dừng nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Nộp hồ sơ dừng thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Căn cứ phương thức nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, có 2 cách tương ứng để nộp hồ sơ dừng thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
– Hủy hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng
Áp dụng khi bạn nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh thông qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (nộp hồ sơ online). Đối với cách nộp hồ sơ này, bạn cần có tài khoản đăng ký kinh doanh.
– Dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh -h3
Áp dụng khi bạn nộp hồ sơ trực tiếp khi đăng ký kinh doanh. Khi nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản cứng, file giấy thì khi thực hiện việc rút hồ sơ đăng ký kinh doanh bạn cũng cần nộp hồ sơ bằng file cứng, bản giấy.
Bước 3: Nhận thông báo chấp thuận về việc hủy thủ tục đăng ký kinh doanh
Căn cứ quy định đã được trích ở đầu bài viết, thời gian hủy hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng là 03 ngày làm việc (tính từ ngày sở KH-ĐT nhận được bộ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp)
Trên đây là chi tiết về cách dừng thực hiện, hủy hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP và Luật doanh nghiệp 2020. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác về vấn đề này, liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp và hỗ trợ.
(Nguồn: https://mocongty.vn/)
Luật sư Nguyễn Anh Văn là chuyên gia pháp lý có trình độ cao với kinh nghiệm 15 năm trong nghành. Với kiến thức chuyên sâu và sự thành công trong nhiều dự án khác nhau, ông là người đồng hành đáng tin cậy cho mọi vấn đề pháp lý của bạn.
Thông Tin Cá Nhân:
Họ và Tên: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Trình Độ Học Vấn: Thạc sĩ Luật, Trường Đại học Luật Hà Nội
Kinh Nghiệm Làm Việc:
Thời Gian Làm Việc: Hơn 15 năm tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý.
Đoàn Luật Sư: Thành viên của Đoàn Luật sư Hà Nội.
Lĩnh Vực Chuyên Môn:
Tư Vấn Pháp Luật: Chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực, bao gồm:
Đất Đai: Tư vấn và đại diện pháp lý cho các vấn đề liên quan đến đất đai.
Hôn Nhân: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật cho các trường hợp liên quan đến hôn nhân và gia đình.
Doanh Nghiệp: Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với kiến thức sâu rộng về lĩnh vực này.
Đầu Tư: Tư vấn pháp luật cho các vấn đề đầu tư và kinh doanh.
Dân Sự: Đại diện pháp lý cho các vụ án dân sự.
Hình Sự: Nắm vững kiến thức và kỹ năng pháp lý trong lĩnh vực hình sự.
Sở Hữu Trí Tuệ: Tư vấn về quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
Dự Án Liên Quan:
Dự Án Tư Vấn Pháp Luật Đất Đai: Tham gia trong nhiều dự án tư vấn và đại diện pháp lý cho các vấn đề đất đai phức tạp.
Dự Án Hỗ Trợ Doanh Nghiệp: Được giao trách nhiệm trong việc cung cấp hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp vừa và lớn.
Dự Án Giải Quyết Tranh Chấp Hôn Nhân: Tham gia trong quá trình giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình, đảm bảo quyền lợi của khách hàng.