Trọn bộ thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh mới nhất

thay đổi giấy phép kinh doanh

Khái niệm và các thủ tục để xin cấp phép giấy phép kinh doanh từ các cơ quan có thẩm quyền. Bài viết sau đây sẽ giải đáp toàn bộ các thắc mắc có liên quan tới vấn đề này.

Những thông tin cơ bản về giấy phép kinh doanh mà bạn nên biết

Trước khi muốn đứng ra làm chủ kinh doanh thì cần nghiên cứu kỹ càng các vấn đề có liên quan tới doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh, giấy phép kinh doanh. Những thông tin này rất rộng nên cần thời gian nghiên cứu kỹ càng mới có thể nắm bắt được hết.

1/ Khái niệm

Giấy phép đăng ký kinh doanh dùng để chỉ những điều kiện nhất định để một tổ chức doanh nghiệp được cấp phép làm kinh doanh. Có thể hiểu nôm na rằng, giấy phép kinh doanh bao gồm nhiều loại giấy tờ khác nhau có liên quan.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Để đáp ứng được điều kiện cho phép kinh doanh, doanh nghiệp đó cần có đầy đủ 2 loại giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Giấy cấp phép hoạt động kinh doanh

Công ty cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để làm các thủ tục có liên quan nhằm đảm bảo được yêu cầu pháp lý của pháp luật. Do đây đều là những quy định đã được quy định sẵn.

Thông qua các loại giấy tờ này sẽ xác định được rõ quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải tuân thủ được các quy định khác về pháp luật, về vệ sinh, an toàn và môi trường,…

2/ Xin giấy phép kinh doanh ở đâu

Sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh/ thành phố sẽ là nơi chịu trách nhiệm trực tiếp về các khâu giấy tờ liên quan tới công việc kinh doanh. Bao gồm các giấy phép kinh doanh và các loại giấy tờ khác có liên quan.

Tại Sở, cụ thể hơn là tại phòng đăng ký kinh doanh sẽ là đơn vị đảm nhận trực tiếp tiếp nhận các đơn xin này. 

Trong các trường hợp muốn xin giấy phép kinh doanh hộ gia đình với quy mô nhỏ hơn, thì Sở sẽ không chịu trách nhiệm. Lúc này, đơn vị nhỏ hơn là UBND cấp quận/ huyện sẽ đảm nhiệm khâu cung cấp các loại giấy tờ giấy phép kinh doanh.

Chủ hộ phải liên hệ với phòng kinh tế hoặc kế hoạch tài chính để giải quyết các loại hồ sơ có liên quan.  

3/ Điều kiện xin cấp phép giấy phép kinh doanh

Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội, kinh tế thì có rất nhiều ngành kinh tế đang trong giai đoạn phát triển nổi trội. Do đó, nhiều cá nhân cùng tập thể muốn nhân cơ hội này để làm giàu, kiếm thêm thu nhập.

Cần đáp ứng được nhiều điều kiện theo yêu cầu pháp lí

Tuy nhiên, để được chính phủ cho phép hoạt động dựa trên các ngành nghề kinh doanh thì đòi hỏi phải đáp ứng được nhiều điều kiện sau.

  • Đảm bảo loại hình kinh doanh là tuân thủ pháp luật, chúng không bao gồm các lĩnh vực bị cấm. 
  • Thông tin trong hồ sơ xin cấp phép phải rõ ràng và cụ thể. Bao gồm thông tin liên quan như: tên của các cổ đông, vốn điều lệ, ngành nghề đăng ký, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp cụ thể, .. Việc này nhằm đảm bảo được sự chính xác và tránh có nhầm lẫn, tranh chấp sau này.
  • Địa chỉ cụ thể của doanh nghiệp. Bao gồm số nhà, tên đường, quận huyện tỉnh,… Và bắt buộc phải nằm trên lãnh thổ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
  • Hồ sơ đăng ký kinh doanh đúng hợp lệ theo quy định của pháp luật đề ra
  • Nộp đủ lệ phí theo quy định
  • Chủ doanh nghiệp phải chứng minh được năng lực kinh doanh của doanh nghiệp mình. Nếu là hộ gia đình thì chủ hộ cần chứng minh được năng lực tài chính và các kiến thức chuyên môn.

4/ Thời gian 

Thời gian chờ xét duyệt hồ sơ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của từng khu vực. Những thông thường trong khoảng 1 tuần sẽ có kết quả chính thức từ cơ quan pháp lý có thẩm quyền.

Trường hợp cùng thời điểm đó có nhiều hồ sơ cần được giải quyết mà bị ứ đọng lại, thời gian có thể sẽ kéo dài đến 10 ngày hoặc nửa tháng. Tuy nhiên sẽ không có trường hợp kéo dài ra 1 tháng.

Và nếu trong thời gian này hồ sơ có gì sai sót thì bộ phận có liên quan sẽ liên lạc trực tiếp qua số điện thoại có trong hồ sơ. Do đó, nếu hết thời gian mà vẫn không nhận được bất kỳ phản hồi nào thì có thể chủ động liên hệ với Sở để được giải quyết.

5/ Chi phí

Chi phí cần phải bỏ ra trong quá trình xin giấy phép kinh doanh cũng tương đối ít. Bao gồm:

  • Lệ phí đăng ký làm thủ tục giấy phép kinh doanh : 200.000 VND
  • Lệ phí thông báo thông tin doanh nghiệp: 300.000 VND
  • Phí khắc con dấu công ty: 500.000 VND
  • Phí xử lý hồ sơ bao gồm photo, in ấn: 200.000 VND

Chi phí để hoàn thiện thủ tục cũng tương đối ít

Ngoài ra, lệ phí còn bao gồm các khoản khác không yêu cầu như phí tư vấn, phí kiểm định, phí đi lại,…

Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh

Hiện nay, kinh doanh chia ra làm 2 hình thức chính là kinh doanh theo hộ gia đình và kinh doanh doanh nghiệp. Mỗi hình thức sẽ có các đòi hỏi và yêu cầu khắt khe khác nhau về cách đăng ký giấy phép kinh doanh.

1/ Đối với kinh doanh hộ gia đình

Hồ sơ cần có đối với loại hình kinh doanh theo hình thức hộ gia đình sẽ bao gồm:

  • Bản sao CCCD của chủ hộ
  • Bản sao giấy tờ có liên quan của các thành viên sẽ góp mặt trong mô hình kinh doanh này
  • Giấy sở hữu quyền sử dụng đất tại địa điểm sẽ diễn ra kinh doanh
  • Giấy tờ liên quan khác liên quan tới đăng ký kinh doanh

Các bước xin làm thủ tục giấy phép kinh doanh sẽ diễn ra như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ có liên quan
  • Bước 2: Nộp các hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là UBND cấp quận/ huyện
  • Bước 3: Đợi xét duyệt
  • Bước 4: Nhận giấy chứng nhận cho phép kinh doanh

Kinh doanh theo hình thức hộ gia đình

2/ Đối với kinh doanh theo quy mô công ty

Hồ sơ cần có đối với loại hình kinh doanh theo hình thức quy mô công ty sẽ bao gồm:

  • Giấy đề nghị mở công ty
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách các thành viên cổ đông 
  • Bản sao CCCD của các thành viên trong bộ phận cổ đông

Các bước xin làm thủ tục giấy phép kinh doanh sẽ diễn ra như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ có liên quan
  • Bước 2: Nộp các hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là Sở kế hoạch và đầu tư của Tỉnh/ Thành phố
  • Bước 3: Đợi xét duyệt
  • Bước 4: Nhận giấy chứng nhận cho phép kinh doanh

Kết luận

Trên đây là toàn bộ các thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh mà các doanh nghiệp cần phải nắm rõ khi muốn thành lập nên mô hình kinh doanh mới. Người chủ đứng ra chịu trách nhiệm cần tuân thủ đầy đủ các bước để đáp ứng được yêu cầu của pháp luật đề ra.

Taybaclaw – Trang tư vấn, giải đáp thắc mắc về luật pháp hàng đầu cả nước. Hãy truy cập trang thường xuyên để nắm rõ các thủ tục quan trọng.

[btn_dowload]
Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *