Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể là một trong những thủ tục pháp lý quan trọng, được nhiều cá nhân hay hộ gia đình rất quan tâm. Mô hình kinh doanh nhỏ lẻ này có những đặc điểm riêng, tham gia vào thị trường kinh doanh nên chịu sự điều chỉnh của pháp luật doanh nghiệp.
Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Hộ kinh doanh cá thể hay thường được gọi tắt là hộ kinh doanh là một mô hình kinh doanh nhỏ, được thực hiện bởi một hộ gia đình cụ thể. Pháp luật doanh nghiệp hiện hành chưa đưa ra bất kỳ định nghĩa nào cho mô hình kinh doanh này.
Mô hình kinh doanh hộ cá thể rất phổ biến hiện nay
Căn cứ theo quy định tại Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh cá thể do một hoặc một số cá nhân hoặc hộ gia đình đăng ký thành lập. Cá nhân hoặc hộ gia đình đăng ký sẽ có nghĩa vụ chịu trách nhiệm vô thời hạn liên quan đến tài sản của hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh cá thể được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cấp giấy phép kinh doanh hộ cá thể. Về mặt pháp lý, đây hoàn toàn là một mô hình kinh doanh độc lập, nhưng không được xem là có tư cách pháp nhân do chưa thỏa mãn các điều kiện.
Về ngành nghề kinh doanh của hộ cá thể, tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP không có quy định cụ thể. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 79 của văn bản này, có thể sử dụng phương pháp loại trừ những lĩnh vực kinh doanh không cần thành lập hộ kinh doanh. Bao gồm sản xuất nông – lâm – ngư, cơ sở sản xuất muối, người bán hàng rong,…
Mô hình hộ kinh doanh phù hợp với nhiều ngành, nghề kinh doanh, quy mô nhỏ
Trong trường hợp hộ cá thể có mong muốn kinh doanh ngành, nghề thuộc nhóm có điều kiện, cần đảm bảo nội dung được quy định tại Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Hộ kinh doanh phải đảm bảo đáp ứng được các điều kiện cần có và duy trì những điều kiện này trong suốt quá trình kinh doanh sau khi được chấp thuận.
Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể bao gồm những gì?
Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Đối với đăng ký hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân làm chủ, hồ sơ gửi đến cơ quan có thẩm quyền bao gồm những giấy tờ sau:
Mẫu đơn đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể (theo mẫu) do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đăng ký thành lập hộ cá thể.
Trong trường hợp hộ cá thể kinh doanh do các thành viên hộ gia đình cùng đồng ý thành lập, hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể;
- Bản sao và bản chính (để đối chiếu) giấy tờ nhân thân của các thành viên của hộ gia đình như chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân;
- Biên bản họp của các thành viên trong hộ gia đình về việc đồng ý thành lập hộ kinh doanh cá thể;
- Bản sao hợp đồng ủy quyền của các thành viên trong gia đình về chọn một cá nhân làm chủ hộ cá thể kinh doanh.
Quy trình, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể 2024 mới nhất
Để “khai sinh” thành công một hộ kinh doanh theo pháp luật hiện hành, bạn cần thực hiện các thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể theo các thủ tục hành chính. Do đó, những thông tin liên quan về người có quyền thành lập, thủ tục và quy trình cụ thể sẽ là những nội dung cần thiết mà chủ thể có nhu cầu cần biết.
Chủ thể có quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể
Căn cứ theo quy định tại Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam được quyền thành lập hộ kinh doanh. Tại điều khoản này cũng thể hiện rõ những trường hợp công dân Việt Nam không được thành lập hộ cá thể như người mất hoặc hạn chế năng lực hành vi, người chưa thành niên,…
Cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự được quyền đăng ký thành lập hộ kinh doanh
Mỗi cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình sẽ được thành lập tối đa là 01 hộ kinh doanh trên phạm vi cả nước, không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân. Quy định này là nhằm thắt chặt quản lý do cả hai mô hình kinh doanh này, chủ sở hữu đều có nghĩa vụ tài sản vô hạn. Đối với trường hợp góp vốn, mua cổ phần của công ty tnhh và công ty cổ phần, cá nhân hoàn toàn được quyền thành lập.
Đăng ký hộ kinh doanh tại cơ quan nào?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể là phòng Tài chính – kế hoạch. Bộ phận này là cơ quan chuyên trách thuộc sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, phòng Tài chính – kế hoạch của huyện nơi hộ kinh doanh hoạt động sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký. Cá nhân, thành viên hộ gia đình có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh ở huyện nào thì liên hệ cơ quan tại huyện đó để được hỗ trợ và hoàn thành các thủ tục.
Quy trình đăng ký hộ kinh doanh cụ thể
Theo quy định tại Điều 87, quy trình nộp hồ sơ làm giấy phép kinh doanh hộ cá thể bao gồm 03 bước như sau:
Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết trước khi gửi cơ quan có thẩm quyền
- Bước 1: Cá nhân, thành viên hộ gia đình có nhu cầu thành lập hộ cá thể sẽ chuẩn bị các văn bản, giấy tờ cần thiết để. Sau đó, bạn liên hệ phòng Tài chính – Kế hoạch tại UBND cấp huyện nơi hộ kinh doanh hoạt động để nộp hồ sơ
- Bước 2: Chuyên viên tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của các giấy tờ. Sau khi đảm bảo, người nộp hồ sơ sẽ được nhận biên nhận nộp hồ sơ.
- Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể sẽ được cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Sau thời gian này, người đăng ký có thể nhận được giấy phép kinh doanh hoặc phản hồi về hồ sơ không hợp lệ. Từ kết quả được nhận, bạn có thể tiến hành bổ sung các văn bản, giấy tờ cần thiết.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hộ kinh doanh cho người đăng ký
Bên cạnh đó, cá nhân có thể thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể online trên nền tảng cổng thông tin hành chính công cấp tỉnh. Chỉ với một vài thao tác đơn giản, bạn sẽ có thể nhanh chóng hoàn thành bước nộp hồ sơ, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho việc di chuyển.
Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh cá thể là bao nhiêu?
Tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP không quy định cụ thể về mức lệ phí khi thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. Căn cứ nội dung Thông tư 85/2019/TT-BTC, mức phí này do cơ quan Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên tình hình của địa phương.
Mức lệ phí đăng ký hộ kinh doanh do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định
Do đó, có thể hiểu rằng, lệ phí đăng ký hộ kinh doanh hiện nay là không cố định và thống nhất trên phạm vi cả nước. Cá nhân, thành viên hộ gia đình có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh sẽ liên hệ cơ quan có thẩm quyền để được biết và thực hiện nộp mức phí này. Về cơ bản, mức phí này không quá cao, có thể dao động trong khoảng từ 100.000 đồng – 150.000 đồng/ một hồ sơ.
Lựa chọn dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể uy tín và chất lượng
Tuy rằng quy trình, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể về cơ bản là rất đơn giản, nhưng nhiều cá nhân chưa chắc đã nắm rõ và có thể thực hiện đúng. Do đó, các đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh đã ra đời nhằm giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và đảm bảo hiệu quả công việc như mong muốn. Giữa đa dạng các đơn vị này, những lưu ý giúp bạn chọn một dịch vụ uy tín và chất lượng như:
Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức
- Lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh có tiếng tại địa phương mình có nhu cầu thành lập. Những đơn vị này sẽ có sự thành thạo trong làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có thể giúp bạn tiết kiệm được thời gian chờ đợi.
- Lựa chọn các đơn vị có gói dịch vụ pháp lý rõ ràng, hỗ trợ nhiều bước như tư vấn và thực hiện nộp hồ sơ.
- So sánh và cân nhắc lựa chọn mức giá dịch vụ phù hợp với khả năng kinh tế.
Đăng ký hộ kinh doanh cá thể đã và đang là nhu cầu phổ biến của rất nhiều các cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình. Mô hình kinh doanh này có quy mô vừa phải, dễ vận hành, quản lý và đem đến hiệu quả kinh tế tương đối ổn định. Các bước thực hiện cũng rất đơn giản nên các cá nhân, thành viên hộ gia đình có nhu cầu kinh doanh sẽ không phải quá lo lắng về vấn đề này.
Taybaclaw – Trang tư vấn, giải đáp thắc mắc về luật pháp hàng đầu cả nước. Hãy truy cập trang thường xuyên để nắm rõ các thủ tục quan trọng.
Luật sư Nguyễn Anh Văn là chuyên gia pháp lý có trình độ cao với kinh nghiệm 15 năm trong nghành. Với kiến thức chuyên sâu và sự thành công trong nhiều dự án khác nhau, ông là người đồng hành đáng tin cậy cho mọi vấn đề pháp lý của bạn.
Thông Tin Cá Nhân:
Họ và Tên: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Trình Độ Học Vấn: Thạc sĩ Luật, Trường Đại học Luật Hà Nội
Kinh Nghiệm Làm Việc:
Thời Gian Làm Việc: Hơn 15 năm tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý.
Đoàn Luật Sư: Thành viên của Đoàn Luật sư Hà Nội.
Lĩnh Vực Chuyên Môn:
Tư Vấn Pháp Luật: Chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực, bao gồm:
Đất Đai: Tư vấn và đại diện pháp lý cho các vấn đề liên quan đến đất đai.
Hôn Nhân: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật cho các trường hợp liên quan đến hôn nhân và gia đình.
Doanh Nghiệp: Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với kiến thức sâu rộng về lĩnh vực này.
Đầu Tư: Tư vấn pháp luật cho các vấn đề đầu tư và kinh doanh.
Dân Sự: Đại diện pháp lý cho các vụ án dân sự.
Hình Sự: Nắm vững kiến thức và kỹ năng pháp lý trong lĩnh vực hình sự.
Sở Hữu Trí Tuệ: Tư vấn về quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
Dự Án Liên Quan:
Dự Án Tư Vấn Pháp Luật Đất Đai: Tham gia trong nhiều dự án tư vấn và đại diện pháp lý cho các vấn đề đất đai phức tạp.
Dự Án Hỗ Trợ Doanh Nghiệp: Được giao trách nhiệm trong việc cung cấp hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp vừa và lớn.
Dự Án Giải Quyết Tranh Chấp Hôn Nhân: Tham gia trong quá trình giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình, đảm bảo quyền lợi của khách hàng.