Thuế giá trị gia tăng là gì? Các đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là gì là thắc mắc chung của nhiều người khi gặp quá nhiều trong các hóa đơn thanh toán hiện nay. Đây là một loại thuế khá phổ biến và có vai trò quan trọng đối với các đơn vị kinh doanh. Nếu hiểu được loại thuế này thì các tổ chức có thể quản lý chi phí của doanh nghiệp một cách tối ưu nhất.

Thuế giá trị gia tăng là gì?

Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT), hay còn được gọi là thuế VAT (Value – Added Tax), là một hình thức thuế áp dụng trên phần giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ. Thuế giá trị gia tăng sẽ không tính toàn bộ giá trị của sản phẩm từ những giai đoạn sản xuất đến đưa ra thị trường và tiêu dùng. 

Thuế giá trị gia tăng thuộc loại thuế gián thu, nghĩa là nó được cộng vào giá bán của hàng hóa và dịch vụ. Sự cộng dồn này khiến người tiêu dùng phải bỏ ra số tiền nhiều hơn để sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó. Mặc dù đối tượng trực tiếp chi trả cho thuế này là người tiêu dùng, nhưng các đơn vị kinh doanh sản xuất mới là đối tượng phải đóng thuế trực tiếp cho nhà nước.

Thuế giá trị gia tăng đóng góp vào ngân sách qua quá trình tích hợp vào giá bán của sản phẩm. Vì vậy thuế này đóng một vị trí quan trọng trong ngân sách quốc gia và phát triển đất nước. Loại thuế này còn là một giải pháp quan trọng giúp cân bằng nguồn ngân sách và hỗ trợ quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế.

Thuế giá trị gia tăng đầu vào là gì?

Thuế giá trị gia tăng đầu vào là số tiền thuế được ghi lại trên hóa đơn đầu vào (có liên màu đỏ), khi doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ từ các nhà cung cấp bên ngoài. Loại thuế này thể hiện số tiền thuế mà doanh nghiệp đã phải chi trả cho quá trình mua sắm. 

Thuế giá trị gia tăng đầu vào rất quan trọng đối với việc tính toán và điều chỉnh số thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan thuế. Nó có thể được dùng để giảm bớt số thuế GTGT cuối cùng mà doanh nghiệp phải chi trả. Quản lý thuế giá trị gia tăng đầu vào sẽ thể hiện khả năng điều chỉnh và quản lý chi phí của doanh nghiệp.

Thuế giá trị gia tăng đầu ra là gì?

Thuế giá trị gia tăng đầu ra là số thuế được ghi trên hóa đơn đầu ra, thông thường hóa đơn này sẽ có liên màu xanh. Thuế giá trị gia tăng đầu ra sẽ thể hiện số tiền thuế mà doanh nghiệp phải thu khi chuyển giao sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng.  Thuế giá trị gia tăng đầu ra cũng là loại thuế quan trọng trong quá trình tính toán và nộp thuế về cho cơ quan chuyên môn.

Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ là gì?

Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (VAT khấu trừ) là loại thuế thường áp dụng cho thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa và dịch vụ trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh hàng hóa. Thuế GTGT được khấu trừ thể hiện số tiền thuế đã phải trả khi mua hàng hóa, dịch vụ và được khấu trừ từ số thuế phải nộp cho cơ quan thuế.

Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng thường sẽ được áp dụng cho các doanh nghiệp, công ty có doanh thu trên 1 tỷ đồng mỗi năm. Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh cũng có thể tự đăng ký áp dụng khấu trừ thuế. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng thuế GTGT cuối cùng mà họ phải chịu.

Cách tính thuế giá trị gia tăng

Để tính thuế giá trị gia tăng, các bạn có thể tham khảo các phương pháp tính sau:

Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

Công thức tính: Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầy vào được khấu trừ.

Trong đó:

  • Thuế giá trị gia tăng đầu ra = Tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra, được ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
  • Thuế giá trị gia tăng đầu vào = Tổng số thuế giá trị gia tăng khi mua hàng hóa, dịch vụ sản xuất phải chịu thuế giá trị gia tăng, được ghi trên hóa đơn.

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng khấu trừ sẽ được áp dụng cho các đối tượng sau:

  • Các tổ chức, doanh nghiệp, công ty, cơ sở kinh doanh đăng ký thực hiện tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Ngoài ra, các đơn vị đó phải thực hiện đủ các chế độ chứng từ, kế toán, hóa đơn theo đúng quy định của pháp luật.
  • Các đơn vị có doanh thu đạt vượt quá 1 tỷ đồng trên một năm.
  • Doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng với đầy đủ nội dung: nội quy, phí thu thêm, phụ thu,…

Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp

Công thức tính:

  • TH1: Áp dụng cho việc mua bán và chế tác vàng bạc đá quý:

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT x Thuế suất GTGT

  • TH2: Áp dụng cho các đơn vị có doanh thu dưới 1 tỷ đồng, các doanh nghiệp không đăng ký tính thuế giá trị gia tăng bằng phương pháp khấu trừ:

Thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ x Doanh thu

Trong đó, tỷ lệ giá trị gia tăng sẽ được xác định như sau ở một số lĩnh vực:

  • Đối với ngành phân phối và cung cấp hàng hóa: 10%
  • Đối với ngành dịch vụ xây dựng: 50%
  • Đối với ngành sản xuất, vận tải và dịch vụ liên quan đến xây dựng: 30%

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng trực tiếp sẽ được áp dụng cho các đối tượng như:

  • Các tổ chức, doanh nghiệp ngoại quốc không kinh doanh theo Luật đầu tư.
  • Các tổ chức, doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các chế độ chứng từ, kế toán, hóa đơn theo đúng quy định của pháp luật.
  • Các đơn vị vừa mua vừa bán vàng bạc, đá quý.

Các đối tượng phải nộp thuế giá trị gia tăng

Đối tượng nộp thuế GTGT và đối tượng chịu thuế GTGT là hai khái niệm dễ bị nhầm lẫn, các bạn có thể phân biệt đơn giản như sau:

  • Đối tượng nộp thuế: là các cá nhân, tổ chức trực tiếp nộp thuế về cho cơ quan thuế. Họ phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế khi có thu nhập chịu thuế hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ mà có thuế áp dụng theo quy định của pháp luật.
  • Đối tượng chịu thuế: là hàng hóa, dịch vụ, thu nhập hoặc các lợi ích vật chất khác mà thuế tác động đến. Nếu một cá nhân, tổ chức có thu nhập, sử dụng hàng hóa/ dịch vụ chịu thuế, thì họ sẽ là đối tượng chịu thuế.

Các bước nộp thuế giá trị gia tăng

  • Bước 1: Lựa chọn cách tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ hoặc phương pháp tính trực tiếp.
  • Bước 2: Lựa chọn kỳ khai thuế của doanh nghiệp: theo tháng hoặc theo quý.
  • Bước 3: Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng theo kỳ khai thuế của doanh nghiệp.
  • Bước 4: Quyết toán thuế.
  • Bước 5: Hoàn thuế (nếu có)

Những thông tin về thuế giá trị gia tăng là gì đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại thuế này và tầm quan trọng của thuế GTGT đối với doanh nghiệp và đất nước. Thuế giá trị gia tăng có thể được tính theo 2 cách khác nhau, tùy thuộc vào sự lựa chọn của doanh nghiệp. Đây là một loại thuế quan trọng và phổ biến, vì vậy các bạn nên hiểu rõ về thuế này để tối ưu hóa chi phí của doanh nghiệp.

Taybaclaw – Trang tư vấn, giải đáp thắc mắc về luật pháp hàng đầu cả nước. Hãy truy cập trang thường xuyên để nắm rõ các thủ tục quan trọng.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *