Chứng thư số là gì là mà lại đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch điện tử luôn là thắc mắc của nhiều người mới tìm hiểu. Đây là một loại chứng thư điện tử quan trọng trong việc xác thực và bảo mật thông tin trong môi trường trực tuyến.
Chứng thư số là gì
Căn cứ vào Khoản 7, Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP, chứng thư số có thể được hiểu là một loại chứng thư điện tử được cung cấp bởi tổ chức chứng thực chữ ký số. Chứng thư điện tử được sử dụng để cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nhờ vào đó, danh tính của người sử dụng chữ ký số sẽ được xác nhận.
Chứng thư số là một phần quan trọng trong hệ thống chứng thực chữ ký số, đặc biệt là trong lĩnh vực giao dịch điện tử.
Chứng thư số cá nhân là gì
Chứng thư số cá nhân là một loại chứng thư số được cấp cho cá nhân. Chứng thư số cá nhân được sử dụng để xác thực danh tính và ký số trong các giao dịch cá nhân trên nền tảng trực tuyến. Giá trị pháp lý của chứng thư số cá nhân là tương đương với chứng minh thư hoặc căn cước công nhân khu thực hiện các giao dịch.
Trong doanh nghiệp, chứng thư số cá nhân đóng vai trò nhận diện chủ thể, dành cho các chức danh nội bộ như tổng giám đốc, giám đốc, trường phòng. Các bạn có thể sử dụng chứng thư số cá nhân cho các công việc như ký xác nhận văn bản điện tử, đăng nhập hệ thống bảo mật nội bộ, đại diện doanh nghiệp thực hiện các giao dịch được ủy quyền,…
Chứng thư số cá nhân cũng có thể cung cấp nhiều ưu điểm như: mã hóa dữ liệu và bảo mật thông tin, hỗ trợ việc kê khai, quyết toán thuế, thực hiện các giao dịch ngân hàng, chứng khoán, mua bán trực tuyến, ký email,…
Chứng thư số đấu thầu là gì
Chứng thư số đấu thầu là một loại chứng thư điện tử được cung cấp bởi tổ chức vận hành Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia. Chứng thư số đấu thầu được sử dụng để các bên mời thầu, nhà thầu và nhà đầu tư đăng ký để tham gia đấu thầu.
Chứng thư số đấu thầu cũng được xem là chứng minh thư hoặc căn cước của mỗi đơn vị. Mỗi đơn vị sẽ được cấp một chứng thư số đấu thầu để đảm bảo tính duy nhất và xác thực danh tính của đơn vị tham gia.
Các loại chứng thư số
Để hiểu hơn về chứng thư số, các bạn cần hiểu và phân biệt được rõ ba khái niệm có liên quan đến chứng thư số như sau:
- Chứng thư số có hiệu lực: là loại chứng thư số còn hiệu lực, chưa bị tạm dừng, thu hồi, chưa hết hạn. Với chứng thư số có hiệu lực, các bạn có thể tạo chữ ký số.
- Chứng thư số công cộng: là loại chứng thư số được cung cấp bởi các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
- Chứng thư số nước ngoài: là loại chứng thư số được cung cấp bởi các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài.
Nội dung của chứng thư số
Căn cứ vào Điều 5, Nghị định 130/2018/NĐ-CP, chứng thư số phải bao gồm các nội dung sau:
- Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Tên của thuê bao sử dụng chữ ký số.
- Số hiệu chứng thư số.
- Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số.
- Khóa công khai của thuê bao.
- Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số.
- Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Thuật toán mật mã.
- Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Định dạng của chứng thư số
Căn cứ theo Điều 10, Nghị định 130/2018/NĐ-CP thì định dạng của chứng thư số được quy định là phải tuân thủ các quy tắc về định dạng chứng thư số theo quy tắc chứng thực của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số Quốc gia.
Tên tổ chức chứng thực chữ ký số là gì
Hiện nay, có 4 tổ chức có quyền cung cấp chứng thực chữ ký số:
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia: Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC).
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ: Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức cấp.
Phân biệt chứng thư số và chữ ký số
Chứng thư số và chữ ký số đều là hai công cụ quan trọng của nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Đây còn là hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn nếu không biết được một số đặc điểm để phân biệt như:
Điểm giống nhau
Chứng thư số và chữ ký số đều là hai khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực giao dịch điện tử, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp về bảo mật thông tin, nhanh chóng, tiện lợi,…
Điểm khác nhau
Chứng thư số có các đặc điểm như:
- Là một dạng chứng thư điện tử.
- Thành phần bao gồm khóa công khai và thông tin của người dùng.
- Nội dung có: Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, tên của thuê bao, số hiệu chứng thư số, thời gian có hiệu lực của chứng thư số, khóa công khai, chữ ký số, các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng, các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, thuật toán mật mã, các nội dung cần thiết khác…
Trong khi đó, chữ ký số lại có các đặc điểm:
- Là một dạng chữ ký.
- Thành phần bao gồm: khóa bí mật, khóa công khai.
- Nội dung bao gồm: chuỗi thông tin đã được mã hóa, khóa công khai, khóa bí mật.
Mối quan hệ
- Chứng thư số là tiền đề để tạo chữ ký số.
- Chứng thư số còn hiệu lực thì mới có thể tạo chữ ký số.
- Chứng thư số còn hiệu lực thì chữ ký số mới hợp lệ và được chấp nhận.
Cách thức đăng ký chứng thư số đấu thầu qua mạng
Để đăng ký chứng thư số đấu thầu qua mạng, các bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Các nhà thầu đăng nhập tài khoản trên trang Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia: https://muasamcong.mpi.gov.vn/
Bước 2: Chọn mục “Trang cá nhân” để thực hiện các thao tác bổ sung thông tin cho tài khoản.
Bước 3: Chọn “Thông tin tài khoản và chứng thư số” để đăng ký chứng thư số.
Bước 4: Chọn mục “Đăng ký chứng thư số”.
Bước 5: Chọn chứng thư số đấu thầu cho tài khoản và xác thực thông tin.
Một số thuật ngữ nên biết về chứng thư số
Hiện nay cũng đã có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thư số, các bạn có thể tham khảo những loại chứng thư số sau đây để lựa chọn phù hợp với nhu cầu nhất:
Chứng thư số Viettel là gì?
Chứng thư số Viettel còn được gọi là chữ ký số Viettel CA, là một dịch vụ chữ ký số an toàn và hiện đại. Chứng thư số Viettel được Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân Đội phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch điện tử của các doanh nghiệp và tổ chức. Với độ uy tín phủ rộng khắp cả đất nước, chứng thư số Viettel được rất nhiều doanh nghiệp tin tưởng sự chọn.
Viettel CA cung cấp các dịch vụ cơ bản như xác thực, cấp phát chứng thư số, gia hạn, thay đổi, tạm dừng, phục hồi, thu hồi chứng thư, kiểm tra trạng thái của chứng thư số trực tuyến,… Chứng thư số Viettel giúp đảm bảo an toàn và sự bảo mật của dữ liệu, ngăn chặn sự xâm nhập trái phép.
Chứng thư số VNPT là gì?
Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng VNPT được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam phát triển, nhằm cung cấp khả năng xác thực cho chữ ký số trong các giao dịch của tổ chức, doanh nghiệp.
Chứng thư số VNPT, hay còn được gọi là dịch vụ VNPT-CA, được xây dựng trên nền tảng hạ tầng khóa công khai (PKI), đảm bảo sự an toàn hiệu quả trong các giao dịch điện tử. Đồng thời, chứng thư số VNPT còn được công nhận về mặt pháp lý, vậy nên các bạn có thể yên tâm hơn khi giao dịch.
Chứng thư số SSL là gì?
SSL, được viết tắt từ cụm từ Secure Sockets Layer, là một tiêu chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu nói về việc liên kết bảo mật giữa máy chủ và trình duyệt. SSL có nhiệm vụ giữ quyền riêng tư và sự an toàn cho mọi dữ liệu đi qua đường truyền. Nhờ vào đó, độ an toàn của các giao dịch trực tuyến sẽ được nâng cao.
Chứng thư số SSL là một công cụ dùng để xác minh danh tính và tạo ra kết nối mạng được mã hóa thông qua giao thức SSL/TLS. Các chứng chỉ này thuộc hệ thống mật mã PKI, nhờ vào đó mà chứng thư số SSL có thể xác nhận danh tính của các đối tượng liên quan. Ngoài ra, chứng thư số SSL còn giúp dữ liệu an toàn, không bị đánh cắp, đọc trộm hoặc bị người thứ ba chỉnh sửa.
Thông qua những nội dung trên, các bạn đã hiểu thêm về chứng thư số là gì và tầm quan trọng của chứng thư số trong giao dịch điện tử. Chứng thư số không chỉ giúp xác định danh tính người ký chữ ký số và còn quan trọng trong các giao dịch của doanh nghiệp.
Taybaclaw – Trang tư vấn, giải đáp thắc mắc về luật pháp hàng đầu cả nước. Hãy truy cập trang thường xuyên để nắm rõ các thủ tục quan trọng.
Luật sư Nguyễn Anh Văn là chuyên gia pháp lý có trình độ cao với kinh nghiệm 15 năm trong nghành. Với kiến thức chuyên sâu và sự thành công trong nhiều dự án khác nhau, ông là người đồng hành đáng tin cậy cho mọi vấn đề pháp lý của bạn.
Thông Tin Cá Nhân:
Họ và Tên: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Trình Độ Học Vấn: Thạc sĩ Luật, Trường Đại học Luật Hà Nội
Kinh Nghiệm Làm Việc:
Thời Gian Làm Việc: Hơn 15 năm tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý.
Đoàn Luật Sư: Thành viên của Đoàn Luật sư Hà Nội.
Lĩnh Vực Chuyên Môn:
Tư Vấn Pháp Luật: Chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực, bao gồm:
Đất Đai: Tư vấn và đại diện pháp lý cho các vấn đề liên quan đến đất đai.
Hôn Nhân: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật cho các trường hợp liên quan đến hôn nhân và gia đình.
Doanh Nghiệp: Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với kiến thức sâu rộng về lĩnh vực này.
Đầu Tư: Tư vấn pháp luật cho các vấn đề đầu tư và kinh doanh.
Dân Sự: Đại diện pháp lý cho các vụ án dân sự.
Hình Sự: Nắm vững kiến thức và kỹ năng pháp lý trong lĩnh vực hình sự.
Sở Hữu Trí Tuệ: Tư vấn về quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
Dự Án Liên Quan:
Dự Án Tư Vấn Pháp Luật Đất Đai: Tham gia trong nhiều dự án tư vấn và đại diện pháp lý cho các vấn đề đất đai phức tạp.
Dự Án Hỗ Trợ Doanh Nghiệp: Được giao trách nhiệm trong việc cung cấp hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp vừa và lớn.
Dự Án Giải Quyết Tranh Chấp Hôn Nhân: Tham gia trong quá trình giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình, đảm bảo quyền lợi của khách hàng.