Vốn điều lệ là gì là thắc mắc của nhiều nhà kinh doanh khi vừa bắt đầu khởi nghiệp. Đối với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau mà bạn se có việc điều chỉnh vốn điều lệ khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những thông tin liên quan đến vốn điều lệ.
Vốn điều lệ là gì?
Theo khoản 34 điều luật 4 của Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do chính chủ sở hữu hoặc các cổ đông góp vào. Những cổ đông chính là những người chung tay góp vốn để thành lập công ty. Hay nói cách khác đây chính là tổng mệnh giá cổ phần đã được bán hoặc đăng ký đối với công ty cổ phần.
Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ
Với những loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có các trường hợp tăng giảm vốn điều lệ khác nhau.
Vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên
Như đã đề cập ở trên, với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, vốn điều lệ là tổng vốn góp lại từ các thành viên cổ đông. Điều lưu ý ở đây chính là những thành viên đều cam kết và tán thành trong Điều lệ công ty.
Công ty có thể tăng vốn điều lệ khi số lượng tiền vốn góp vào công ty tăng lên. Có thể số vốn từ các thành viên cổ đông hiện tại hoặc kết nạp thêm thành viên mới.
Công ty có thể giảm vốn điều lệ khi:
- Vốn điều lệ không được trả đúng hạn, đầy đủ cho các cổ đông
- Công ty mua lại số vốn góp vào từ các thành viên
- Hoàn trả số phần trăm vốn góp cho cổ đông theo hợp động đối với những doanh nghiệp đã hoạt động 2 năm trở lên.
Vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên
Tương tự như công ty TNHH 2 thành viên trở lên, với công ty 1 thành viên, vốn điều lệ được tính là tổng giá trị tài sản của chủ sở hữu.
Công ty sẽ tăng vốn điều lệ khi số vốn chủ sở hữu bỏ vào lớn hơn. Bên cạnh đó, chủ sở hữu cũng có thể huy động thêm vốn từ đối tượng khác.
Công ty sẽ giảm vốn điều lệ khi trả một phần vốn cho chủ sở hữu nếu doanh nghiệp đã hoạt động từ 2 năm trở lên.
Vốn điều lệ công ty cổ phần
Với công ty cổ phần có thể tăng vốn điều lệ thông qua việc chào bán cổ phần. Cụ thể bán cho thành viên cổ đông hiện tại, bán từng phần riêng lẻ hoặc bán ra cho người dân.
Trường hợp giảm vốn điều lệ sẽ được tiến hành khi vốn không được thanh toán đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn.
Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định
Rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa vốn điều lệ và vốn pháp định. Tuy nhiên, hai loại vốn này hoàn toàn khác nhau.
Nội dung so sánh | Vốn điều lệ | Vốn pháp định |
Khái niệm | Vốn điều lệ được quy định trong Luật doanh nghiệp | Vốn pháp định lại không có trong Luật doanh nghiệp. Vốn pháp định chỉ là số vốn tối thiểu mà chủ sở hữu hoặc các thành viên cổ động khác bắt buộc phải có. Nhất định phải có vốn pháp định thì công ty mới chính thức được thành lập. |
Phạm vi | Vốn điều lệ sẽ được phân chia và áp dụng theo loại hình doanh nghiệp | Vốn pháp định phụ thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực. |
Mức vốn | Vốn điều lệ không có quy định về con số cố định. Tùy theo nhu cầu và điều kiện, bạn có thể góp bao nhiêu cũng không vấn đề. | Với vốn pháp định, nhất định cần con số nhất định. Con số này sẽ phụ thuộc vào từng ngành nghề để quyết định. |
Thời hạn | Đối với vốn điều lệ, các thành viên cổ đông hoặc chủ sở hữu có khoảng thời gian 90 ngày kể từ khi nhận được giấy đăng ký kinh doanh. | Với vốn pháp định ngay từ khi bắt đầu mở cửa kinh doanh, bạn cần phải nộp đầy đủ. |
Theo thời gian có thay đổi không | Vốn điều lệ sẽ thay đổi tùy theo công ty và theo thời gian. Khi công ty càng lớn, vốn điều lệ sẽ càng nhiều và ngược lại. | Vốn pháp định sẽ có quy định rõ trong văn bản pháp luật được tạo bởi Nhà nước. |
Ý nghĩa | Vốn điều lệ là sự cam kết gắn chặt trách nhiệm giữa các thành viên thông qua vật chất. Không chỉ dừng lại ở các thành viên mà đây còn là sợi dây đảm bảo uy tín cho cả đối tác lẫn khách hàng. Ngoài ra, vốn điều lệ còn mang một ý nghĩa sâu xa khác chính là số vốn đầu tư cho những hoạt động khác ngoài hoạt động kinh doanh chính. Đồng thời, loại vốn này là cơ sở giúp các thành viên cổ đông phân chia lợi nhuận, lỗ giữa những bên liên quan. Vốn điều lệ là một loại vốn cần thiết để một doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn có thể bắt đầu chính thức kinh doanh theo đúng pháp luật. Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà có nhiều cách tăng, giảm vốn điều lệ khác nhau. Đặc biệt, vốn điều lệ và vốn pháp định là hai phạm trù khác nhau. | Vốn pháp định nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, đối tác. Đồng thời, với vốn này nhằm mục đích kinh doanh không dối trá của doanh nghiệp. |
Trường hợp bạn có nhu cầu đăng ký kinh doanh, thay đổi các thông tin liên quan đến vốn điều lệ, vốn pháp định, liên hệ Tây Bắc Law để được hỗ trợ tốt nhất. Đội ngũ của chúng tôi sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí, nhanh chóng xử lý hồ sơ của doanh nghiệp trong thời gian ngắn.
Luật sư Nguyễn Anh Văn là chuyên gia pháp lý có trình độ cao với kinh nghiệm 15 năm trong nghành. Với kiến thức chuyên sâu và sự thành công trong nhiều dự án khác nhau, ông là người đồng hành đáng tin cậy cho mọi vấn đề pháp lý của bạn.
Thông Tin Cá Nhân:
Họ và Tên: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Trình Độ Học Vấn: Thạc sĩ Luật, Trường Đại học Luật Hà Nội
Kinh Nghiệm Làm Việc:
Thời Gian Làm Việc: Hơn 15 năm tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý.
Đoàn Luật Sư: Thành viên của Đoàn Luật sư Hà Nội.
Lĩnh Vực Chuyên Môn:
Tư Vấn Pháp Luật: Chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực, bao gồm:
Đất Đai: Tư vấn và đại diện pháp lý cho các vấn đề liên quan đến đất đai.
Hôn Nhân: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật cho các trường hợp liên quan đến hôn nhân và gia đình.
Doanh Nghiệp: Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với kiến thức sâu rộng về lĩnh vực này.
Đầu Tư: Tư vấn pháp luật cho các vấn đề đầu tư và kinh doanh.
Dân Sự: Đại diện pháp lý cho các vụ án dân sự.
Hình Sự: Nắm vững kiến thức và kỹ năng pháp lý trong lĩnh vực hình sự.
Sở Hữu Trí Tuệ: Tư vấn về quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
Dự Án Liên Quan:
Dự Án Tư Vấn Pháp Luật Đất Đai: Tham gia trong nhiều dự án tư vấn và đại diện pháp lý cho các vấn đề đất đai phức tạp.
Dự Án Hỗ Trợ Doanh Nghiệp: Được giao trách nhiệm trong việc cung cấp hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp vừa và lớn.
Dự Án Giải Quyết Tranh Chấp Hôn Nhân: Tham gia trong quá trình giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình, đảm bảo quyền lợi của khách hàng.